Lưới thuỷ tinh – Sản phẩm chống thấm chịu được cường lực cực cao

Hướng dẫn sử dụng lưới thuỷ tinh đúng cách
Rate this product
Lưới thuỷ tinh được ứng dụng trong rất nhiều công trình thi công nhà ở. Vì sản phẩm có độ an toàn cao, chất lượng chống thấm tốt nên luôn được lựa chọn thi công ở các nơi hay tiếp xúc với bề mặt nhiều nước.

Giới thiệu về lưới thuỷ tinh

Lưới sợi thủy tinh chống thấm là loại sản phẩm có ứng dụng rộng rãi trong ngành thi công công trình hiện nay. Vật liệu này có thành phần hóa học ổn định, chống kiềm,ngăn chặn axit ăn mòn, chống thấm và chịu được các chất ăn mòn khác. Bên cạnh đó, lưới thủy tinh còn có khả năng kết dính rất tốt.
Giới thiệu về lưới thuỷ tinh
Chính vì thế, sản phẩm hay được sử dụng để chống thấm nhà vệ sinh, chống thấm sân thượng. Một số đặc điểm nổi bật của lưới thủy tinh như sau:
  • Khả năng chịu cường lực tốt
  • Kích thước lưới thủy tinh bằng phẳng không bị biến dạng, có khả năng định vị tốt.
  • Chống lực xung kích tốt vì lưới có khả năng đàn hồi  và dẻo dai.
  • Lưới thủy tinh cũng chống nấm mốc và côn trùng.
  • Chống cháy, bảo ôn, cách âm và cách nhiệt đều tốt.

Thông tin về lưới thuỷ tinh

Trước khi sử dụng lưới thủy tinh gia cường cho bề mặt công trình, thợ thi công cần nắm được một số thông tin của bản về sản phẩm này như sau:
  • Trọng lượng: 45g/m2
  • Thành phần: sợi thủy tinh
  • Chất phủ: AlKali
  • Kích thước mắt lưới thủy tinh: 3mm x 3mm
  • Độ chịu xé: 1000N/5cm
  • Kích thước cuộn lưới thủy tinh:  khổ 1 mét dài 50 mét
  • Diện tích bề mặt cuộn lưới: 50 m2

Công dụng của lưới thuỷ tinh

Lưới thủy tinh có khả năng chống thấm, chống nứt cho các hạng mục công trình như mái, nhà vệ sinh. Với thiết kế bền chắc, dẻo dai, vật liệu sẽ ngăn cản sự rạn nứt của màng phủ. Từ đó chống lại quá trình thâm nhập của nước và giúp bề mặt thi công kéo dài tuổi thọ qua nhiều năm.
Công dụng của lưới thuỷ tinh
Bên cạnh đó, lưới thủy tinh cũng được dùng để sửa chữa những vết nứt vỡ trên tường nhà. Theo đó, thợ thi công sẽ sử dụng nó như vật liệu gia cường cho các hệ sơn trên tường trong và ngoài nhà. Đặc biệt là những nơi xuất hiện vết rạn nứt nhỏ giống như sợi tóc. Ngoài ra, dòng vật liệu này còn có thể làm lớp bề mặt cho các sản phẩm composite gia cường bằng sợi thủy tinh. Nó sẽ tạo ra một bề mặt đẹp, chất lượng cao mà không cần sử dụng đến một lớp gelcoat để bảo vệ. Đặc biệt khi công trình có nhu cầu cách âm, chống cháy thì lưới thủy tinh cũng được xem là sự lựa chọn hoàn hảo.

Hướng dẫn sử dụng lưới thuỷ tinh đúng cách

Bước 1: Chuẩn bị trước bề mặt thi công

Đối với những bề mặt của công trình cần thi công như chống thấm tường, vách, sàn nhà thì thợ thi công cần làm sạch trước khi tiến hành công việc. Cần đảm bảo vị trí thi công được làm bằng phẳng. Những vị trí cao nhấp nhô, gập ghềnh thì có thể đục tỉa san bằng bằng máy móc chuyên dụng.

Bước 2: Lót một lớp hồ mỏng trước khi dàn lưới

Sau khi đã chuẩn bị xong mặt thi công, tiếp đến chúng ta cần trộn một lớp vữa xi măng rồi phủ lên bề mặt vừa làm phẳng với độ dày khoảng 3mm để che lấp phần nền gạch thô.
Hướng dẫn sử dụng lưới thuỷ tinh đúng cách

Bước 3: Lót lưới thủy tinh lên bề mặt

Sau khi hoàn thành việc cán vữa, thợ thi công trải tấm lưới thủy tinh theo chiều từ trên xuống dưới. Trước đó, nên đo đạc kích thước kỹ lưỡng và phù hợp để cho tấm lưới được vừa vặn. Lưu ý tấm lưới được chồng mí lên nhau với khoảng cách ít nhất là 5 cm

Bước 4: Cán vữa hoàn thành

Bước cuối cùng đó là cán một lớp vừa hoàn thiện. Bước này nếu thợ hồ chuyên nghiệp sẽ không quá khó khăn cho. Tuy nhiên quá trình thi công nên hạn chế sử dụng hồ ẩm ướt gây ra hiện tượng sủi bọt khí hay nứt.

Kết luận 

Lưới thủy tinh có mặt ở nhiều cửa hàng, đại lý trên toàn quốc nên người dùng dễ dàng tìm mua và sử dụng. Tất cả thông tin về sản phẩm mà chống thấm Lasen chia sẻ đảm bảo chính xác, người mua có thể hoàn toàn tin tưởng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *